FC VLC BERLIN

CÂU LẠC BỘ BÓNG ĐÁ BERLIN

vn1.jpg
×

Warnung

Löschen fehlgeschlagen: .nfs000000000e0458442d4960ca

Bewertung: 0 / 5

Stern inaktivStern inaktivStern inaktivStern inaktivStern inaktiv

Trong cơ thể mỗi người đều có các tế bào có khả năng dẫn đến ung thư, nhưng nếu chịu khó chú ý, chúng ta có thể nhận ra những triệu chứng sớm của bệnh để phòng ngừa và chữa trị.

1. Ung thư phổi và ung thư gan

Triệu chứng 1: 5 năm không bị sốt

Những người này nên cẩn thận. Vì không bị sốt, tự mình cảm thấy sức khoẻ rất tốt, nhưng thực ra do vì hệ miễn dịch quá kém, các chức năng của cơ thể xuống dốc, không có dấu hiệu phản ứng và đối kháng lại các nguyên nhân dẫn đến bệnh.

Weiterlesen ...

Bewertung: 0 / 5

Stern inaktivStern inaktivStern inaktivStern inaktivStern inaktiv
Hiện nay, tiểu đường được xem là một trong những chứng bệnh nan y, rất khó để chữa trị dứt điểm.

Y học hiện đại ví căn bệnh này là “kẻ giết người thầm lặng” bởi những biểu hiện của nó thường không rõ ràng. Thế nhưng, khi được phát hiện thì bệnh thường đã biến chứng ở mức độ nghiêm trọng.

Weiterlesen ...

Bewertung: 0 / 5

Stern inaktivStern inaktivStern inaktivStern inaktivStern inaktiv

ebola-7814-950cd

Trước diễn biến nghiêm trọng, phức tạp của bệnh do virus Ebola gây ra, Bộ Y tế đã hướng dẫn công tác chẩn đoán và điều trị bệnh do virus Ebola, nêu rõ các các triệu chứng lâm sàng, việc chẩn đoán các ca bệnh Ebola, các nguyên tắc trong công tác điều trị và phòng lây nhiễm virus Ebola...

 Về triệu chứng lâm sàng, thời gian ủ bệnh trung bình là 2-21 ngày với các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt cấp tính; đau đầu, đau mỏi cơ; nôn, buồn nôn; tiêu chảy; đau bụng; viêm kết mạc.

Bệnh nhân bị phát ban thì ban đầu ban nhú đỏ sẫm mầu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh. Triệu chứng xuất huyết là đi ngoài phân đen; chảy máu nơi tiêm truyền; ho máu, chảy máu chân răng; đái máu; chảy máu âm đạo.

Hiện chưa có vắcxin phòng bệnh đặc hiệu với virus Ebola, chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh. Các ca bệnh xác định cần phải nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.

Virus Ebola có thể truyền qua sữa mẹ. Khi nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh. Mẹ nên ngừng cho con bú.

Bệnh nhân được xuất viện khi sau 3 ngày không sốt và không có các dấu hiệu gợi ý có sự đào thải virus ra môi trường như đi ngoài phân lỏng, ho, chảy máu…; Các triệu chứng lâm sàng cải thiện tốt, tình trạng bệnh nhân ổn định, có thể tự thực hiện các hoạt động thường ngày.

Trong trường hợp làm được xét nghiệm, kết quả PCR virus Ebola âm tính (từ ngày thứ 3 trở đi kể từ khi khởi phát). Nếu xét nghiệm PCR virus Ebola âm tính 2 lần liên tiếp, làm cách nhau tối thiểu 48 giờ, trong đó có ít nhất 1 xét nghiệm làm vào ngày thứ 3 trở đi kể từ khi khởi phát mà các triệu chứng lâm sàng không cải thiện, có thể chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực cách ly để tiếp tục chăm sóc.

Để phòng lây nhiễm virus Ebola cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt. Khi phát hiện người nghi ngờ nhiễm virus Ebola cần phải khám và cách ly kịp thời. Tại các cơ sở y tế phải thực hiện các phương pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây; Thực hiện khai báo, thông tin, báo cáo ca bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đối với người bệnh cần thực hiện cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng để hạn chế lây truyền bệnh; hạn chế tiếp xúc, vận chuyển bệnh nhân, trong trường hợp cần vận chuyển phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân và xe chuyên dụng. Các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của bệnh nhân cần phải khử trùng và xử lý theo quy định.

Virus Ebola tiếp tục được bài tiết qua tinh dịch và sữa mẹ vì vậy cần tư vấn cho bệnh nhân cách phòng tránh lây truyền sau khi xuất viện...

Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân (khẩu trang N95, kính đeo bảo hộ mắt, mũ, găng tay, bao giầy, quần áo) rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.

Cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng. Cần lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh Ebola. Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Tại các cơ sở điều trị cần t hực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, trang bị phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và bệnh nhân khác tại các cơ sở điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó cần tuân thủ quy trình về xử lý môi trường, chất thải theo quy định như đối với khu vực cách ly các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch khác.

Cách virus Ebola tấn công cơ thể con người

Bệnh do virus Ebola (trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh nhiễm trùng nặng, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh, có thể bùng phát thành dịch.

Virus có thể lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp thông qua vết thương da hoặc niêm mạc với máu, chất tiết và dịch cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người bị nhiễm. Người cũng có thể mắc Ebola do tiếp xúc với các dụng cụ hoặc đồ vật của bệnh nhân bị nhiễm như quần áo, chăn, kim tiêm đã sử dụng.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bao gồm thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết (tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương, nhím, dơi ăn quả…); thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bị bệnh; nhân viên lễ tang, người có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân; nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân./.

Bewertung: 0 / 5

Stern inaktivStern inaktivStern inaktivStern inaktivStern inaktiv

Vì sao khớp bị khô?

 

Khô khớp là hiện tượng các khớp khi vận động phát ra tiếng động lạo xạo hay lục khục. Đây là một triệu chứng của bệnh lý khớp. Khô khớp có thể chỉ biểu hiện đơn độc. Nhưng khô khớp cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác của bệnh khớp như sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp, hạn chế vận động.

Nguyên nhân gây khô khớp

Có 3 nguyên nhân chính gây chứng khô khớp là tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch khớp. Khi sụn khớp bị tổn thương, bề mặt khớp không còn trơn nhẵn nữa mà trở nên xù xì, thô ráp, lồi lõm. Theo thời gian, sụn khớp ngày càng mỏng đi, nứt nẻ…, để trơ lại lớp xương nằm bên dưới. Các ụ xương, gai xương xuất hiện trên bề mặt xương có thể cọ xát lên lớp màng xương ở các đầu xương, gây ra tiếng lạo xạo và kèm theo đau. Thoái hóa khớp là nguyên nhân chính dẫn đến khô khớp. Đây là một bệnh rất phổ biến, chiếm tỷ lệ 30% bệnh nhân khớp.

Thoái hóa khớp là nguyên nhân chính dẫn đến khô khớp.

Những trường hợp hay mắc chứng khô khớp thường là người trên 60 tuổi; những người trẻ tuổi không được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất; ngoài ra, những người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, những người béo phì, người thường xuyên phải lao động nặng do các khớp bị đè nén nhiều hay sự thay đổi hormon như estrogen… cũng dễ bị khô khớp.

Điều trị thế nào?

Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể ổn định bệnh khô khớp trong thời gian dài. Nếu có biểu hiện của bệnh khô khớp, cần tới cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và phát hiện bệnh sớm. Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các thuốc giúp phục hồi khớp bị tổn thương. Hiện nay, có cả liệu pháp tiêm axit hyaluronic nội khớp, thường là vào khớp gối, vai. Phương pháp tiêm này nhằm cung cấp acit hyaluronic là một thành phần của dịch khớp, giúp bôi trơn khớp, giảm ma sát, giảm xóc, do vậy, làm khớp vận động trơn tru. Thông thường, bệnh nhân có thể được tiêm 3 - 5 mũi tiêm vào một khớp, mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tuần.

Ngoài ra, cần bổ sung canxi vitamin D, các khoáng chất khác như: magiê, vitamin K hàng ngày qua các thực phẩm như sữa, rau, trái cây để giúp xương chắc khỏe. Nếu cần thiết có thể bổ sung mỗi ngày 1 viên đa sinh tố chứa magiê, vitamin K, acid folic, vitamin B6 và B12 theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa và hạn chế khô khớp

Có thể làm chậm quá trình khô khớp bằng chế độ ăn uống và tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp tình trạng sức khỏe.

Trong chế độ ăn, nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoáng chất như: cá biển, mực, tôm, cua, rong biển hay những loại rau mồng tơi, đậu. Hạn chế đồ uống có cồn, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào, bảo vệ khớp khỏi các chấn thương.

Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tránh các tư thế ngồi xổm, hạn chế lên xuống cầu thang, tránh cúi xuống nhấc vật nặng hay ngồi hàng giờ cong vẹo người ở tư thế xấu khi thêu, viết, may vá. Không nên làm động tác bẻ các ngón tay kêu lắc rắc vì sẽ làm chấn thương dây chằng hay mặt khớp. Không nên tập thể hình với mang vác tạ quá nặng ở tư thế đứng hay ngồi. Tránh va chạm mạnh khi chơi các môn thể thao đối kháng như đá bóng, bóng rổ. Nên tập thể dục đều đặn. Những lúc nghỉ giải lao giữa giờ làm việc, nên vươn người, co duỗi tay, chân tại chỗ, làm các bài tập thể dục nhẹ nhàng.

Bác sĩ Hạnh Trinh

 

Thống kê truy cập

Anzahl Beitragshäufigkeit
2884483

Aktuell sind 47 Gäste und keine Mitglieder online

Thời tiết Berlin

Heute
13°C
Luftdruck: 1003 hPa
Niederschlag: 1 mm
Windrichtung: S
Geschwindigkeit: 13 km/h
Windböen: 39 km/h
Morgen
22°C
© Deutscher Wetterdienst

Copyright © 2014. Bản quyền thuộc về FC VLC Berlin. All Rights Reserved.