Bài 1: Hành trình về cội nguồn,
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, việc quân đội Pháp thất bại và phải rút khỏi Việt nam chỉ còn là thời gian. Để tiếp tục phát huy vai trò hình ảnh anh Bộ đội cụ Hồ trong phong trào thể thao, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, lúc đó là Chủ nhiệm tổng cục chính trị đã có 1 Quyết định Lịch sử: Thành lập Đoàn công tác thể dục thể thao quân đội trong đó có đội bóng đá gọi tắt là Thể công.
Ra đời ngày 23.9.1954 tại trường sĩ quan lục quân,thành phần Cầu thủ của đội bóng đá ban đầu gồm các Sĩ quan, Chiến sỹ từ khắp các đơn vị quân đội. Đến năm nay, 2014 là tròn 60 năm, mặc dù tạm không còn tên trên bản đồ bóng đá nước nhà nhưng cái tên đội bóng đá Thể công vẫn còn nguyên vẹn trong rất nhiều khối óc và trái tim người hâm mộ.
Ý tưởng…
Trong buổi giao lưu của Đoàn Cựu Cầu thủ Thể công tại Đức mùa hè năm 2013, ý tưởng tổ chức Giải bóng đá kỷ niệm 60 năm ngày thành lập CLB được các anh Cựu Cầu thủ nhiều thế hệ của Thể công như Hiển, Bền, Hải, Nhật, Cường, Phúc, Phòng, v.v. đưa ra trong đó có việc mời đội bóng đá cộng đồng tại Đức về nước tham gia Giải. Sự trân trọng của các anh trong Ban tổ chức với đội bóng đá của cộng đồng đã được các Cầu thủ người Việt tại Đức hưởng ứng nhiệt liệt và kết quả là sau 1 năm ấp ủ ý tưởng và chuẩn bị, với sự hỗ trợ của Bộ quốc phòng, của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, Giải bóng đá kỷ niệm 60 năm Thành lập Thể công tổ chức tại Hà Nội ngày 22.9.2014 với sự có mặt của Đội bóng đá Việt – Đức đã thành công như mong đợi.
Như Lịch trình, ngày 16.9.2014, Đoàn bóng đá Việt – Đức gồm 20 Cầu thủ , 03 Chỉ đạo viên và 02 Nhân viên chăm sóc đoàn với các Cầu thủ nòng cốt từ FC Vui Là Chính Berlin, có sự góp mặt của các Cựu Cầu thủ chuyên nghiệp trước đây của Thể công, Công An Hà Nội , cùng với sự hỗ trợ của các Cầu thủ đến từ thành phố Dresden và Rostock xuất phát hướng Hà Nội thẳng tiến.
Rất tiếc khi Đoàn đang làm thủ tục lên máy bay tại sân bay Frankfurt/ Main, vì lý do tại Hà nội chuẩn bị đón cơn bão số 10, chuyến bay phải tạm hoãn lại vài giờ, vì thế đến mãi tận trưa ngày hôm sau, 17.9.2014 Đoàn mới đặt chân xuống Sân bay Nội Bài.
Đại diện Thể công - Mạnh Hải, Văn Nhật, Cường Nhái ... với FC Việt - Đức lúc vừa hạ cánh
Trong vòng tay lớn
Mặc dù biết biết máy bay hạ cánh muộn nhưng các anh Hải, Nhật- Những Cựu Cầu thủ Thể công trong Ban tổ chức , cùng vơi Anh Xuân Gụ- Phó Chủ tịch Liên đoàn, các Đại diện các Báo, Đài, Vô tuyến và người thân đã đợi tại Sân bay từ sớm. Sau những cái bắt tay, chào hỏi của những người anh chủ nhà, Ô tô đón đoàn thẳng tiến hướng sân Cột cờ trên đường Hoàng Diệu, nơi là Đại bản doanh của Thể công trước đây , nơi Ban tổ chức cùng với rất nhiều gương mặt Ngôi sao một thời của Thể công như Vương Tiến Dũng, Cao Cường, Trọng Hùng, Đỗ Dũng cùng các Bạn bóng đá 1 thời như Dư khổ, Cường Ala , Cường Nhái, Hanh Calsto v.v. đang chờ đợi.
Trên sân Cột Cờ cũ - Bệ phóng của những Thành công của Thể công. Đằng sau là Bảo tàng Quân đội với Cột CờTrên sân Cột Cờ cũ. Đằng sau là Lầu Công chúa. FC Việt - Đức với Đại gia đình Thể công
Một...Hai...Ba... Khoái. Chúc tất cả Khỏe
Bệ phóng của những Thành công…
Sân Manzan- sau đổi tên là Sân Cột Cờ là Đại bản doanh của Thể công kể từ khi mới thành lập nằm trong khu Thành Hà nội, giữa 2 đường Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương, một đầu kề bên Lầu công chúa, đầu kia nằm kề Viện Bảo tàng Quân đội trong đó có Cột Cờ. Vì gần kề với các Địa danh nổi tiếng của Hà Nội nên Thể công phát triển , trở thành Tượng Đài của bóng đá Việt Nam , mãi cho đến khi rời bỏ sân Cột Cờ chuyển lên khu vực gần Sân bay Bạch mai thì Thể công sa sút và bị sóa xổ khỏi Bản đồ bóng đá Việt nam.
Vì thế việc Ban tổ chức Giải lấy Sân Cột Cờ làm nơi đón Đoàn bóng đá Việt – Đức – Những đứa em ở nước ngoài khi mới đặt chân lên Quê hương về tham gia ngày Lễ đặc biệt không phải là ngẫu nhiên.